Một người đàn ông trong giấc mơ thấy bị bọn cướp đón đường và cưa đứt chân phải của ông ra. Một tuần, hai tuần trôi qua, ông bỗng phát bệnh: chân phải của ông bị bại liệt. Trường hợp khác, suốt mấy đêm liên tục, một phụ nữ bị ám ảnh bởi giấc mơ kinh hoàng: một đàn gà tây tranh nhau rỉa từng đám da đầu của chị. Sau hai tuần, người phụ nữ trông bề ngoài có vẻ khoẻ mạnh này bỗng nhiên chết vì xuất huyết não. Những giấc mơ "tiên tri" có liên hệ gì với cuộc sống thường nhật của chúng ta?
Từ lâu nay các chuyên gia đã để ý đến những hiện tượng như vậy. Bác sĩ tâm thần P.B.Ganuskin (Nga) dựa trên kinh nghiệm chữa bệnh của mình và theo những báo cáo khác nhau của các đồng nghiệp, đã giải thích các giấc mơ đó từ quan điểm duy vật và trên cơ sở kiến thức sinh lý học thần kinh. Ông cho rằng, những chuyển biến chức năng rất không đáng kể, xảy ra do rối loạn tuần hoàn máu đến các vùng của bộ não chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của các cơ quan tương ứng mà trong thời gian tỉnh táọ con người không cảm giác được. Trong thời gian ngủ, những tín hiệu bệnh lý dè dặt này đột nhập vào não không gặp phải sự cạnh tranh lớn từ phía những luồng kích thích bên ngoài. Và những tín hiệu bệnh lý đó được chuyển thành các hình ảnh của giấc mơ. Cần nhấn mạnh rằng quá trình này xảy ra ngay trong não.
Sức đề kháng của cơ thể có khả năng hàn gắn những tổn thương ban đầu của lớp mô bộ não, nên với người khoẻ mạnh, giấc mơ kinh hoàng kia không thành hiện thực, sẽ nhanh ***ng bị quên đi. Tuy nhiên, bệnh lý có thể tiến triển, lớp mô của nào bị tổn thương nghiệm trọng hơn, gây ra sự bại liệt, và giấc mơ "tiên tri" như thế được khẳng định.
Một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu giấc ngủ - bác sĩ V.N.Kasakin - qua nhiều nằm đã quan sát và phân tích hơn 16 ngàn giấc mơ, đã đưa ra hàng loạt kết luận quan trọng có ý nghĩa to lớn trong tâm lý học cũng như ý học. Trong các bài báo và các sách của mình, ông đã đưa ra rất nhiều trường hợp các căn bệnh thần kinh nguy hiểm đã được "dự báo trước" trong giấc mơ.
Đây là những ví dụ tiêu biểu. Năm 1968, bệnh nhân X. 51 tuổi, điều trị tại Viện phẫu thuật thần kinh Lêningrad. Một năm rưỡi trước khi bị bệnh, ông ta (khi đang hoàn toàn khoẻ mạnh) thường xuyên mơ thấy một con rắn to quấn quanh cổ cho tới thắt lưng ông.
Tỉnh dậy trong hoảng sợ, ông có cảm giác đau nhẹ ở cổ và ngực. Giấc mơ này biểu hiện triệu chứng ung thư tủy sống và dần phát thành bệnh, dẫn đến sự bại liệt của bệnh nhân. Nếu những bệnh nhân như thế được điều trị kịp thời bằng giải phẫu thần kinh thì nội dung của các giấc mơ sẽ thay đổi theo mức độ phục hồi sức khoẻ.
Bệnh nhân Y kể rằng: trong giấc mơ, ông bị một người lạ đánh vào tai phải của mình. Sau đấy không lâu, ông bị viêm màng tai. Trường hợp khác: bác sĩ người Đức V.Haiman mơ thấy một con rắn cắn vào chân ông. Quả thật, sau một thời gian không lâu, ở đúng chỗ "vết rắn cắn" trong giấc mơ của bác sĩ, xuất hiện vết loét không sao chữa khỏi.
Như vậy, có thể dựa vào nội dung của các giấc mơ đặc biết để dự báo các rối loạn hoạt động của nội quan (đặc biệt là hệ thần kinh trung ương), và bắt đầu điều trị không chờ cho tới khi cơn bệnh phát sinh được không? Có thể, và rất cần thiết - các chuyên gia khẳng định như vậy. Tuy nhiên, những lý thuyết về giấc mơ chưa đủ để áp dụng một cách có hiệu quả trong thực tế. Bởi lẽ, một sự thay đổi bệnh lý trong cơ thể có th ể tạo ra những hình ảnh khác nhau trong giấc mơ, nhưng không phải bất kỳ những ai có cùng một triệu chứng bệnh cũng mơ thấy như nhau. Tuy nhiên, V.N.Kasakin vẫn lập ra được sơ đồ nhân - quả giữa nội dung giấc mơ và bệnh lý sẽ phát sinh, dựa trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá hàng ngàn giấc mơ mà ông đã dành nhiều năm để phân tích.
Những giấc mơ báo điềm gỡ
Đối với những giấc mơ "tiên tri" về bệnh lý thì có thể giải thích như trên, thế còn những giấc mơ báo điềm gỡ, hay báo điềm thiênt ai thì sao? Những giấc mơ như thế rất n nhiều.
Bà T kể rằng đêm 14-4-1972 bà mơ thấy chiến trường, lựu đạn nổ, con bà ngã xuống và bị thương ở đầu, bà tỉnh dậy trong cơn hoảng hốt. Sau đó một ngày bà nhận được tin con trai đã hy sinh. Ví dụ khác: Cô N, rất lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mẹ già đang sống ở tỉnh khác và thường xuyên mơ thấy mẹ mình chết. Một lần, trong mơ, cô thấy bà mẹ nằm trong quan tài, xung quanh là con cháy đang khóc thảm thiết. Sáng dậy, cô nhân được điện báo về cái chết của mẹ. Như vậy, trong cả hai trường hợp trên, những giấc mơ lặp đi lặp lại đã ngẫu nhiên trùng với hiện thực. Rất nhiều những giấc mơ tương tự khác không được xác định trong thực tế và dễ dàng bị quên đi. Còn những giấc mơ trùng với sự kiện đáng buồn thì người ta ghi sâu trong trí nhớ và được coi là giấc mơ tiên tri.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những giai đoạn khủng hoảng tinh thân, khi mà tất cả tình cảm, lý trí tập trung vào những tai hoạ có thể xảy ra. Như bà T, và N, luôn nghĩ về cái chết của thân nhân mình, điều đó dẫn đến những giấc mơ "dự báo" như thế. Xác suất trùng lặp giữa nội dugn giấc mơ và sự kiện thực tế tuy không lớn, nhưng cũng không phải là bằng không!
Để làm sáng tỏ hơn điều đó, xin đưa ra một thí dụ về vai trò quan trọng của thông kê trong việc đánh giá các giấc mơ "tiên tri". Nhân viên cứu hoả T, 48 tuổi, gửi đến một cuốn nhật ký được ghi chép trong 3 năm liên, trong đó ghi lại các giấc mơ xảy ra ngay trước hôm có hoả hoạn. Anh T. viết: "Nếu tôi mơ thấy đám cháy thì sáng hôm sau nhất định hoả hoạn thực thế sẽ xảy ra". Chúng tôi yêu cầu T, trong vòng 1 đến 2 tháng, ghi thật tỉ mỉ những giấc mơ và những vụ cháy xảy ra trong vùng mà anh phụ trách.
Sau một tháng rưỡi, anh ta đến đến cuốn nhật ký như yêu cầu. Trong nhật ký ghi 17 lần anh T mơ thấy hoả hoạn, còn lại là những giấc mơ có nội dung liên quan đến cuộc đời anh. Thế nhưng trong suốt thời gian đó không có vụ cháy nào đã xảy ra trong thực tế. Anh T, đồng ý với tôi rằng những giấc m ơ "tiên tri" lần trước đã ... ngẫu nhiên trùng với hiện thực.
Báo mộng
Chúng ta đã từng nghe rất nhiều người kể rằng họ mơ thấy người chết về báo mộng, và những "thông tin thần linh" đó đã đúng với sự thật. Đây là những ví dụ: Bá tước V.V.Đongoruskin và C.C. Aprasin rất thân nhau. Khi Đongoruskin chết, Aprasin rất thương tiếc và đau xót cho bạn. Ngay đêm đầu tiên sau khi bạn mất, trong mơ, Aprasin thấy Đongoruskin hiện về và bảo là trước khi Aprskin mất 3 ngày, họ sẽ lại gặp nhau. Apraskin sống thêm 40 năm nữa, nhưng trước khi chết 3 ngày, ông lại "được gặp" Đongoruskin trong mơ... Ví dụ khác, một người mắc bệnh kinh nhiên mơ thấy người cha đã quá cố hiện về khuyên rằng: "Hãy tránh ngày 19!". Sau chừng hai tháng, đúng vào ngày 19, người bệnh này qua đời. Đó cũng là những giấc mơ "tiên tri" chăng? Có ý kiến cho rằng đó là kết quả của sự tự kỷ ám thị mà thôi!
Trong chiến tranh, chúng ta đã từng chứng kiến trường hợp một anh lính bị thương rất nặng, nếu theo qui luật thuần túy ý học thì anh ta không thể sống được, nhưng trong thực tế, anh vẫn chưa chết. Bởi vì bằng một cố gắng siêu tự nhiên, anh bắt mình phải sống đến một thời điểm cần thiết nào đó (ví dụ để trao tập tài liệu mật vào tay đồng đồi chẳng hạn). Cơ chế tâm sinh lý của sự huy động sức lực trong những hoàn cảnh đặc biệt đã được các nhà khoa học chú ý tới. Hiện tượng này được giải thích bằng sự gia tăng động cơ và hiệu quả của việc tự kỷ ám thị.
Trên đây là những cố gắng đặt cơ sở khoa học cho những lý giải về những giấc mơ "tiên tri". Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều hiện tượng chưa được giải thích thoả đáng: mối quan hệ giữa những dự cảm bệnh lý, vô thức và nội dung cụ thể của mỗi giấc mơ, ngôn ngữ tượng trưng của các hình ảnh "tiên tri", tính ngẫu nhiên của những dự báo thuộc loại này v.v... Mọi lý giải vẫn chỉ là giả thuyết. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, bức màn bí ẩn xung quanh những giấc mơ "tiên tri" sẽ dần dần được vén lên.
( theo tintuconline.com )