Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 23/4 đã cho công bố những bức ảnh 3 chiều của mặt trời, được gửi từ 2 con tàu vũ trụ thiết kế hệt nhau Stereo.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học có thể theo dõi kết cấu trong bầu bầu khí quyển của mặt trời ở dạng 3 chiều. Những hình ảnh này sẽ cho phép họ hiểu hơn nữa về mặt trời ở phương diện vật lý học, sau đó phát triển khả năng dự báo “thời tiết vũ trụ”.
Simon Plunkett, một chuyên gia của NASA nói: “Phản ứng đầu
2 tàu vũ trụ sinh đôi Stereo
cách nhau khoảng 45 độ.
tiên có thể chỉ là “Tuyệt, các dụng cụ đã hoạt động”. Nhưng hơn thế nữa, người xem sẽ có cảm giác ngạc nhiên, thú vị về những bức ảnh 3 chiều mới lạ của mặt trời”.
Hiện các hình ảnh 3 chiều của mặt trời do Stereo chụp được đã sẵn có trên Internet, tại các bảo tàng và các trung tâm khoa học trên toàn nước Mỹ để phục vụ người xem. Bạn sẽ phải sử dụng một chiếc kính 3 chiều để quan sát những hình ảnh này
Cũng theo ông Plunkett, mặt trời khá yên tĩnh kể từ khi Stereo được phóng lên quĩ đạo, chính vì vậy các nhà khoa học chưa thể dự báo bão trên vũ trụ.
Một hình ảnh 3 chiều của mặt trời do tàu vũ trụ Stereo chụp được
Sau khi 2 tàu vũ trụ Stereo được phóng lên quĩ đạo ngày 25/10/2006, chúng đã di chuyển tới các địa điểm khác nhau. Ngày 21/1, cặp Stereo đã hoàn thành một loạt các hoạt động phức tạp, bao gồm việc bay lên mặt trăng, nhằm xác định vị trí của nó trong quĩ đạo bay.
Hiện 2 tàu vũ trụ đang di chuyển quanh quĩ đạo mặt trời, một tàu ngay trước trái đất và một tàu đằng sau, cách nhau khoảng 45 độ. Sự tách biệt của 2 tàu vũ trụ sinh đôi Stereo sẽ thu được các hình ảnh 3 chiều về mặt trời.
dantri