Các nhà khoa học nghiên cứu sâu trong lòng trái đất và họ đã tìm được bằng chứng cho thấy có một hồ chứa nước rộng lớn nằm bên dưới đông Á, và hồ nước này có thể tích ít nhất tương đương với Bắc Băng Dương. Khám phá này lần đầu tiên xác định được vị trí một nguồn nước lớn như vậy sâu trong lớp mantle của trái đất.
Nhìn sâu vào bên trong
Hai nhà khoa học, ông Michael Wysession, nhà địa chất học và ông Jesse Lawrence, đã phân tích hơn 600.000 biểu đổ địa chấn của các sóng địa chấn do những trận động đất di chuyển khắp trái đất tạo ra và được các thiết bị đặt khắp nơi trên thế giới thu lại
Họ chú ý đến một vùng bên dưới Châu Á nơi mà sóng địa chấn có vẻ như yếu đi và di chuyển hơi chậm lại. “Nước làm giảm vận tốc của sóng đi một ít,” nhà địa chấn học Wysession giải thích. “Vì vậy, việc sóng địa chấn yếu đi nhiều và di chuyển hơi chậm rất khớp với các dự đoán có nước ở khu vực đó.”
Các dự đoán trước đó đã tính toán được là nếu một phiến đá lạnh của đáy đại dương bị chìm hàng ngàn dặm trong lớp mantle của trái đất, thì nhiệt độ cao sẽ làm cho nước tích trữ bên trong lớp đá bị thoát hơi hết
“Đó chính xác là những gì chúng tôi chỉ ra ở đây,”ông Wysession nói. “Nước bên trong lớp đá chìm xuống cùng phiến đá và phiến đá thì rất lạnh nhưng càng xuống sâu thì nhiệt độ của phiến đá càng tăng và cuối cùng lớp đá trở nên không bền nữa và mất đi lượng nước chứa trong nó.”
Sau đó, nước dâng cao vào vùng nằm phía trên, và vùng này trở nên tràn ngập nước. (Ảnh trên)
Mặc dù các tảng đá có vẻ rắn nhưng thành phần của một số đá ở đáy đại dương lại chứa đến 15% nước. “Các phân tử nước thật sự bị mắc kẹt trong lớp khoáng của đá,” Ông Wysession giải thích. “Khi bạn nung nóng lớp khoáng này, nó sẽ khử nước. Việc này giống như lấy đất sét và nung nóng nó để loại toàn bỏ nước ra vậy.”
Các nhà khoa học ước tính rằng có đến 0,1% đá chìm vào trong lớp mantle của trái đất trong khu vực bên dưới đông Á là nước, và như vậy tính ra có khoảng một lượng nước tương đương với Bắc Băng Dương
Vùng dị thường Bắc Kinh
Ông Wysession đã đặt tên cho vùng dưới mặt đất đó là “vùng dị thường Bắc Kinh” bởi vì sự yếu đi của sóng địa chấn được phát hiện ở mức cao nhất ở bên dưới thủ đô Trung Quốc. Lần đầu tiên, ông Wysession đã sử dụng biệt danh này trong suốt phần trình bày về nghiên cứu của mình tại đại học Bắc Kinh
“Họ nghĩ nó rất, rất thú vị,” Ông Wysession nói. “Trung Quốc có nguy cơ động đất nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới, do đó họ rất quan tâm đến địa chấn.”
Nước bao phủ 70% bề mặt trái đất và một trong những chức năng của nó là hoạt động như một chất bôi trơn cho chuyển động của các đĩa đại lục.
Ông Wysession nói: “Hãy nhìn hành tinh chị em của chúng ta, sao Kim. Bên trong sao Kim rất nóng và khô và sao Kim không có các kiến tạo địa tầng. Toàn bộ nước có thể bị bốc hơi và không có nước thì không có các đĩa địa chất. Hệ thống bị khóa kín, giống như một người thợ thiếc lụt nghề không có dầu vậy.”
Thanh Vân
Theo LiveScience, Sở KH & CN Đồng Nai:lol!: